Ngành Năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo, mã ngành: 7520201-03
 (Renewable Energy)
Trình độ: Đại học
– Bậc trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam: 6
– Tổng số tín chỉ: 120 tín chỉ.
– Thời gian đào tạo: 3 năm (01 năm học gồm 2 học kỳ chính và 1 học kỳ phụ)
– Ngành đào tạo: Kỹ thuật điện – 7520201
– Hình thức đào tạo: Chính quy
– Địa điểm đào tạo: 70 Tô Ký, Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
– Mã chương trình:
038
1. Giới thiệu chung (course overview)
Ngành Năng lượng tái tạo:
Chương trình đào tạo chuyên ngành Năng lượng tái tạo (NLTT) được xây dựng và triển khai nhằm mục tiêu
đào tạo cử nhân ngành kỹ thuật điện (chuyên ngành NLTT) có phẩm chất chính trị vững vàng, có ý thức tổ
chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp; có năng lực thực hành nghề nghiệp gồm kiến thức cơ bản và chuyên sâu
về chuyên ngành; có phương pháp tư duy, năng lực tự nghiên cứu và phong cách làm việc hiện đại, đáp ứng
các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng lĩnh vực NLTT vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội và
hội nhập Quốc tế.
Chương trình cung cấp cho sinh viên nền tảng kiến thức cơ sở vững chắc về ngành học như: Kỹ thuật điện,
điện tử, nhiệt động lực học, kỹ thuật nhiệt, … cũng như kiến thức kỹ thuật chuyên sâu trong lĩnh vực sản xuất
và sử dụng năng lượng tái tạo, đặc biệt là truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng.
Ngoài ra sinh viên còn được trang bị kiến thức về lưới điện thông minh, công nghệ NLTT như: Hệ thống
quang điện, điện gió, thủy điện, nhiên liệu sinh học, pin nhiên liệu, quản lý và sử dụng hiệu quả năng lượng.
2. Hoạt động sinh viên
Học tập, thực hành: Sinh viên học tập trong môi trường năng động với nhiều hoạt động đi kèm lý thuyết, thực
hành, tham quan thực tế, thực tập tại các doanh nghiệp, tập đoàn đúng chuyên ngành.
3. Cơ hội việc làm (Career opportunities)
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Năng lượng tái tạo có khả năng đảm nhận các công việc liên quan như:
– Kỹ thuật viên làm các công việc liên quan đến chuyên môn kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất và
kinh doanh tại các công ty thiết kế, sản xuất và lắp ráp thiết bị điện trong và ngoài nước.
– Nhân viên kỹ thuật bảo đảm vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống điện tại các nhà máy, xí
nghiệp, …
– Bảo đảm vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống NLTT.
– Thiết kế và ứng dụng các công nghệ, thiết bị trong việc điều khiển, quản lý, giám sát các hệ thống năng
lượng.
– Phân tích nhu cầu về hệ thống NLTT của các công ty, nhà máy và các hộ dân cư.
– Thiết kế, xây lắp các hệ thống NLTT và tham gia thi công các dự án đó.
– Phát triển kinh doanh trong lĩnh vực NLTT.
– Giảng dạy, nghiên cứu trong các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề, các cơ sở nghiên cứu,
chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành về năng lượng tái tạo.

– Học nâng cao trình độ thạc sỹ/ tiến sĩ hoặc chuyên sâu theo chuyên ngành; hoặc liên thông văn bằng
hai với các ngành khác.
4. Cấu trúc của chương trình (Course Structure)
1. Kiến thức khoa học cơ bản: 28 tín chỉ
– Bắt buộc: 28 tín chỉ
– Tự chọn: 0 tín chỉ
2. Kiến thức nền tảng Kỹ thuật/Kinh tế cốt lõi: 47 tín chỉ
– Bắt buộc: 47 tín chỉ
– Tự chọn: 0 tín chỉ
3. Kiến thức chuyên ngành: 34 tín chỉ
– Bắt buộc: 28 tín chỉ
– Tự chọn: 6 tín chỉ (5% hp tự chọn/tổng số
4. Thực tập tốt nghiệp và làm khoá luận: 11 tín chỉ (bắt buộc)
5. Kiến thức bổ trợ: 12 tín chỉ (không tính điểm tích lũy vào chương trình học)
– Bắt buộc: 10 tín chỉ
– Tự chọn: 2 tín chỉ