CAO HỌC ĐIỀU KHIỂN & TỰ ĐỘNG HÓA
- Mục tiêu đào tạo:
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Điều khiển và tự động hóa có trình độ chuyên môn sâu, có khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật điều khiển, tự động hóa và đo lường. Sau khóa học, học viên có phương pháp tư duy hệ thống, có kiến thức khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở vững chắc, kiến thức chuyên môn trình độ cao và kỹ năng thực hành tốt, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập và làm việc theo nhóm và sáng tạo, khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế – xã hội.
1.2. Mục tiêu cụ thể
a. Đối với thạc sỹ kỹ thuật:
+Trang bị kiến thức cơ sở nâng cao: Cập nhật các kiến thức chuyên sâu, nắm bắt các kiến thức công nghệ mới về ngành điều khiển và tự động hóa.
- Nâng cao kỹ năng thực hành, khả năng nghiên cứu: Vận dụng được các kiến thức công nghệ mới và áp dụng trong các lĩnh vực sản xuất, tự động hóa công nghiệp. Khả năng: làm việc trong một tập thể đa ngành, đáp ứng đòi hỏi của các đề án công nghiệp với sự tham gia của chuyên gia đến từ nhiều ngành khác nhau
- Khả năng đáp ứng nhu cầu kinh tế – xã hội: Khả năng nhận biết, diễn đạt và giải quyết các vấn đề, có kỹ năng khai thác, sử dụng các công cụ hiện đại của ngành điều khiển và tự động hóa.
b. Đối với thạc sỹ khoa học:
+Trang bị kiến thức nâng cao, cập nhật các kiến thức chuyên sâu. Trang bị phương pháp nghiên cứu khoa học để có thể tiếp cận nghiên cứu những vấn đề, hướng đi mới của ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
- Nâng cao kỹ năng nghiên cứu, phát triển và tổng hợp hệ thống:
- Phân tích, tổng hợp và mô phỏng hệ thống.
- Có phương pháp làm việc phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, có tư duy hệ thống và tư duy phân tích.
- Có khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế.
- Khả năng đáp ứng nhu cầu nhận biết, diễn đạt và giải quyết các vấn đề ứng dụng thực tế của ngành của ngành Điều khiển và tự động hóa.
- Chương trình là cơ sở kiến thức để học viên tiếp tục học ở bậc tiến sĩ.
- Yêu cầu đối với người dự tuyển
2.1. Điều kiện về Bằng cấp, ngành học:
2.1.1. Đối tượng tuyển sinh vào thạc sỹ khoa học
Về văn bằng: người dự thi cần thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
a. Có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành điện phù hợp với ngành đăng ký dự thi gồm: Kỹ thuật điện, điện tử (Điện và tự động tàu thủy, Điện công nghiệp, Công nghệ điện,…), Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (Tự động hóa công nghiệp, Kỹ thuật điều khiển,…), đạt loại khá trở lên.
b. Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành điện hệ không chính quy gồm: Kỹ thuật điện, điện tử (Điện và tự động tàu thủy, Điện công nghiệp, Công nghệ điện,…), Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (Tự động hóa công nghiệp, Kỹ thuật điều khiển,…), đạt loại giỏi trở lên.
c. Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ điện tử, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin hệ chính quy đạt loại khá trở lên.
d. Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ điện tử, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin không chính quy, đạt loại giỏi trở lên.
Về thâm niên công tác:
a. Người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông.
b. Những trường hợp còn lại phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngành kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông.
Bổ sung và bổ túc kiến thức đối với các đối tượng được quy định tại khoản 2.1.1.
- Đối với đối tượng quy định tại mục a, b: không phải học bổ túc và bổ sung kiến thức.
- Đối với những đối tượng quy định ở mục c, d: phải bổ sung kiến thức tối đa 12 tín chỉ và bổ túc tối đa 9 tín chỉ để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành điều khiển và tự động hóa hệ chính quy. Trong quá trình học cần bổ sung 12 tín chỉ của chuyên ngành.
- Đối với các đối tượng đặc biệt khác: số tín chỉ học bổ túc và bổ sung do hội đồng KH&ĐT Khoa quyết định.
2.1.2. Đối tượng tuyền sinh vào thạc sỹ kỹ thuật
Về văn bằng: người dự thi cần thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
a. Có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành điện phù hợp với ngành đăng ký dự thi gồm: Kỹ thuật điện, điện tử (Điện và tự động tàu thủy, Điện công nghiệp, Công nghệ điện,…), Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (Tự động hóa công nghiệp, Kỹ thuật điều khiển,…).
b. Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành điện hệ không chính quy gồm: Kỹ thuật điện, điện tử (Điện và tự động tàu thủy, Điện công nghiệp, Công nghệ điện,…), Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (Tự động hóa công nghiệp, Kỹ thuật điều khiển,…), đạt loại khá trở lên.
c. Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ điện tử, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin hệ chính quy.
d. Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ điện tử, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin không chính quy, đạt loại khá trở lên.
Về thâm niên công tác:
a. Người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông.
b. Những trường hợp còn lại phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngành kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông.
Bổ sung và bổ túc kiến thức đối với các đối tượng được quy định tại khoản 2.1.2.
- Đối với đối tượng quy định tại mục a, b: không phải học bổ túc và bổ sung kiến thức.
- Đối với những đối tượng quy định ở mục c, d: phải bổ sung kiến thức tối đa 12 tín chỉ và bổ túc tối đa 9 tín chỉ để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành điều khiển và tự động hóa hệ chính quy. Trong quá trình học cần bổ sung 12 tín chỉ của chuyên ngành.
- Đối với các đối tượng đặc biệt khác: số tín chỉ học bổ túc và bổ sung do hội đồng KH&ĐT Khoa quyết định.
2.3. Về sức khỏe: Có đủ sức khoẻ để học tập.
2.4. Về hồ sơ: Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của trường.
- Điều kiện tốt nghiệp:
- Thời gian học tập: Các học viên phải hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian từ 1,5 – 2 năm; - Các học viên phải hoàn thành tối thiểu 60 tín chỉ trong chương trình đào tạo; - Bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp - Có trình độ ngoại ngữ theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.