Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá
 (Control Engineering & Automation)
– Trình độ: Đại học
– Bậc trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam: 6
– Tổng số tín chỉ: 120 tín chỉ.
– Thời gian đào tạo: 4 năm – 8 học kỳ (01 năm học gồm 2 học kỳ chính và 1 học kỳ phụ)
– Ngành đào tạo:
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, mã ngành 7520216.
– Hình thức đào tạo: Chính quy
– Địa điểm đào tạo: 70 Tô Ký, Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
– Mã chương trình:
033
1. Giới thiệu chung (course overview)
Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa theo định hướng
ứng dụng, được xây dựng và triển khai nhằm mục tiêu đào tạo cử nhân ngành Kỹ thuật điều khiển
và tự động hóa có phẩm chất chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp;
có kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập,
sáng tạo, biết giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Kỹ thuật điều khiển và tự động
hóa; có phương pháp tư duy, năng lực tự nghiên cứu và phong cách làm việc hiện đại, đáp ứng các
yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng Tự động hóa công nghiệp của xã hội.
Người học sau khi hoàn thành chương trình còn khả năng làm việc độc lập, sáng tạo; năng lực tổ
chức và điều hành hoạt động tổ chức sản xuất; có ý thức tự học, tự nâng cao trình độ, phong cách
làm việc hiện đại, có trách nhiệm xã hội và hòa nhập môi trường lao động đa quốc gia.
2. Hoạt động sinh viên
– Học tập, thực hành: Sinh viên học tập trong môi trường năng động với nhiều hoạt động đi kèm
lý thuyết, thực hành, tham quan thực tế, thực tập tại các doanh nghiệp, tập đoàn đúng chuyên
ngành.
– Nghiên cứu khoa học: Sinh viên được tạo điều kiện cùng sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng
viên Bộ môn ĐTVT nghiên cứu các đề tài khoa học cấp trường và tham gia các cuộc thi liên
trường.

3. Cơ hội việc làm (Career opportunities)
Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có khả năng đảm nhận các công
việc liên quan như:
– Sinh viên tốt nghiệp đủ khả năng làm các công việc liên quan đến chuyên môn kỹ thuật,
quản lý, điều hành sản xuất và kinh doanh tại các công ty thiết kế, sản xuất và lắp ráp
thiết bị Tự động hóa trong và ngoài nước, ví dụ như Vin Group, ABB, Siemens,
Schneider, Samsung…Một số công việc tiểu biểu có thể kể đến như: Chuyên môn Điều

khiển và Tự động hóa : điều khiển và quản lý hệ thống tự động trong các ngành công
nghiệp như sản xuất, năng lượng, hoặc ô tô; Chuyên gia Tự động hóa: Phát triển và triển
khai các hệ thống tự động hóa trong quy trình sản xuất hoặc dây chuyền lắp ráp; Lĩnh vực
Robot học: Thiết kế, xây dựng và vận hành robot trong các môi trường sản xuất hoặc ứng
dụng y tế; Lĩnh vực Điều khiển Công nghiệp: Tham gia vào việc tối ưu hóa và điều khiển
hệ thống sản xuất trong môi trường công nghiệp; Chuyên gia IoT (Internet of Things):
Phát triển và triển khai các giải pháp IoT cho các hệ thống tự động hoá và điều khiển;
Lĩnh vựcTrí tuệ nhân tạo và Machine Learning: Áp dụng trí tuệ nhân tạo và học máy
trong thiết kế hệ thống điều khiển thông minh; Chuyên gia Tự động hóa Dự án: Quản lý
và triển khai các dự án tự động hóa từ thiết kế đến triển khai; Kỹ sư Tối ưu hóa Hệ thống:
Phân tích và cải thiện hiệu suất của các hệ thống điều khiển tự động; Nhà phát triển sản
phẩm Công nghệ: Tham gia vào việc phát triển và thiết kế các sản phẩm và giải pháp mới
dựa trên các công nghệ điều khiển và tự động hóa; Chuyên gia An toàn và Bảo mật Công
nghệ: Áp dụng kiến thức về điều khiển và tự động hóa để đảm bảo an ninh và bảo mật
cho các hệ thống tự động.
– Cử nhân, nhân viên kỹ thuật bảo đảm vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống Tự
động hóa công nghiệp tại các nhà máy, xí nghiệp, tàu biển, cảng biển, dầu khí…
– Nhân viên tư vấn, thiết kế, thi công, giám sát, vận hành hệ thống cung cấp điện và tự
động hóa của tòa nhà, ví dụ có thể làm tại các tập đoàn như Coteccons, Newtecons…
– Giảng dạy, nghiên cứu trong các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề, các cơ sở
nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành về phát triển
cơ sở hạ tầng…
– Học nâng cao trình độ thạc sỹ/ tiến sĩ hoặc chuyên sâu theo chuyên ngành; hoặc liên
thông văn bằng hai với các ngành khác.
– Tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm: trên 95%
– Nhu cầu nhân lực: Với xu thế hiện nay, các công ty về điện tử và vi mạch bán dẫn đang tăng
trưởng rất lớn tại thị trường Việt Nam nên nhu cầu nhân sự là rất lớn. Các công ty có nhu cầu
tuyển dụng sinh viên từ khi bắt đầu thực tập tốt nghiệp.
– Sinh viên đang làm việc tại những công ty danh tiếng nào?
+ Siemens
+
Samsung
+
ABB
+
Schneider
+ Vin Group
….
4. Cấu trúc của chương trình (Course Structure)
a) Các học phần bắt buộc, học phần tự chọn, số tín chỉ mỗi học phần
1. Kiến thức khoa học cơ bản: 28 tín chỉ
2. Kiến thức nền tảng Kỹ thuật/Kinh tế cốt lõi: 57 tín chỉ
– Bắt buộc: 57 tín chỉ
3. Kiến thức chuyên ngành: 24 tín chỉ
– Bắt buộc: 18 tín chỉ
– Tự chọn: 6 tín chỉ (5 % hp tự chọn/tổng số)
4. Thực tập tốt nghiệp và làm khoá luận: 11 tín chỉ
5. Kiến thức điều kiện: 12 tín chỉ (không tính điểm tích lũy vào chương trình học)
– Bắt buộc: 10 tín chỉ
– Tự chọn: 2 tín chỉ
b) Các hướng nghiên cứu khoa học; thực hành, thực tập
– Nghiên cứu lĩnh vực Tự động hóa công nghiệp
– Nghiên cứu lĩnh vực Tự động hóa thông minh
– Nghiên cứu lĩnh vực IoT
– Nghiên cứu lĩnh vực Kỹ thuật điều khiển
c) Các hướng làm luận văn/Đồ án/Đề án tốt nghiệp:
– Các đề tài thuộc lĩnh vực Tự động hóa công nghiệp, Tự động hóa thông minh
– Các đề tài về thiết kế ổn định hệ thống điều khiển…