CIAC X

Để tổng kết, đánh giá những thành tựu trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của Thầy Cô, Nhà khoa học và Chuyên gia trong lĩnh vực GTVT nói chung và trong ngành Điện – Điện tử viễn thông nói riêng. Đồng thời, tạo điều kiện gặp gỡ trao đổi và phổ biến các kết quả nghiên cứu, qua đó, thúc đẩy hợp tác và chuyển giao công nghệ; Khoa Điện – ĐTVT tổ chức “Hội nghị khoa học – Tự động hóa công nghiệp & Truyền thông” lần X – 2018.

Hội nghị lần này vinh dự có sự tham gia của Lãnh đạo nhà trường, các Thầy Cô trường bạn và hai vị khách mời danh dự GS. Son Vuong-ĐH University of Brishtish Columbia, Canada và TS. Xuyen Vuong – Chuyên gia vệ tinh, Phó giám đốc kiêm chủ tịch Khoa học Công ty Artel, Hoa Kỳ (Artel là chủ động quản lý băng thông với khoảng 60 vệ tinh GEO (Geosynchronous Earth Orbit) và trở thành nhà cung cấp băng thông lớn nhất của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và Sở An ninh Nội địa).

Đoàn Văn Đổng phát biểu khai mạc hội nghị

PGS.TS. Đồng Văn Hướng, Phó Hiệu trưởng nhà trường tổng kết về những thành tựu khoa học mà Khoa Điện đã đạt được trong những năm qua và định hướng sắp tới.

Hội nghị lần này vinh dự được sự quan tâm đông đảo của quý Thầy Cô trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là các chuyên gia trong và ngoài nước.

Vương Thanh Sơn, ĐH University of Brishtish Columbia, Canada trình bày về “Toward the G system: The Internet of Minds (IOM) for advanced society”.

GS Vương Thanh Sơn đồng tác giả 01 bằng sáng chế tại Mỹ, đồng biên tập 03 quyển sách, gồm cả sách “Những tiến bộ gần đây trên hệ thống phân bố đa phương tiện” xuất bản năm 1999 bởi World Publisher. GS đã hướng dẫn đỡ đầu nghiên cứu luận án cho 80 sinh viên sau Đại Học và nghiên cứu sinh (Tiếnsĩ và Thạc sĩ). GS cũng từng là đồng chủ nhiệm dự án với ngân khoản 30 triệu CAD thành lập một Mạng trung tâm ưu tú về Hệ thống toàn cầu và Công nghệ Phần mềm (GISST) và dự án này đuợc vào vòng chung kết (2000). GS đã phục vụ trong nhiều Hộ iđồng Chương trình cho Hội thảo Quốc tế và đã (đồng) chủ tịch và tổ chức 21 Hội nghị Thếgiới. GS đã phục vụ trong Ban Duyệt xét Đề án Nghiên cứu cho Hội Đồng Khoa học và Công Nghệ Canada cho khoảng thời gian 1999-2003.

Vương Thanh Sơn trinhg bày về “Toward the G system: The Internet of Minds (IOM) for advanced society”

Hội nghị lần này vinh dự khi có sự tham gia của TS. Vương Thanh Xuyên, Chuyên gia vệ tinh, Phó giám đốc kiêm chủ tịch Khoa học Công ty Artel, Hoa Kỳ trình bày về các công nghệ vệ tinh chuyên sâu chuyên sâu. TS. Vương Thanh Xuyên là một chuyên gia nổi tiếng và được đánh giá cao trong ngành truyền thông vệ tinh thông qua sự tham gia tích cực vào các chương trình DSTS-G và FCSA và qua nhiều nghiên cứu tiên phong và nghiên cứu về ảnh hưởng của phi tuyến, lượng mưa và vận chuyển mặt trời trên các liên kết vệ tinh; và trong các công nghệ tải trọng vệ tinh của các ăng-ten MARS và ATPA.

Năm 2000, TS. Vương Thanh Xuyên gia nhập vào công ty Artel. Trong suốt 15 năm ông làm việc tại đây, Artel từ một công ty không có khả năng quản lý vệ tinh đã vươn lên chủ động quản lý băng thông với khoảng 60 vệ tinh GEO (Geosynchronous Earth Orbit) và trở thành nhà cung cấp băng thông lớn nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ và Sở An ninh Nội địa. Vào tháng 3 năm 2015, TS. Vương Thanh Xuyên đã nhận được giải thưởng uy tín trong lĩnh vực vệ tinh – Ông được Hiệp hội các chuyên gia truyền hình vệ tinh quốc tế (SSPI) trao tặng danh hiệu cao quy Hội trường danh vọng (Hall Of Fame). Đây là lần đầu tiên trong lịch sử khoa học và công nghệ vệ tinh, một người Việt Nam vinh dự nhận được danh hiệu cao quý trong Hội trường danh vọng (Hall Of Fame) do Hiệp hội các chuyên gia vệ tinh quốc tế (SSPI – Society Of Satellite Professionals International) phong tặng.

Vương Thanh Xuyên trình bày về “MARS – Satellite Payload Technology for High Throughput Satellites (HTS)”